7 cách thức để có thể khởi nghiệp “thất bại”
Kinh doanh là buôn bán, nhưng không phải cứ bán xong là xong, khách trả tiền là hết nhiệm vụ, khách đến là thượng đế khách đi là cục nợ. Nếu thật sự nghĩ như vậy thì có lẽ bạn đang đứng ở bờ vực của sự thất bại rồi. Trong kinh doanh việc chăm sóc khách hàng phải được làm trọn vẹn, bất kể yêu cầu gì của khách trong khả năng làm được thì nên cố hết sức. Bạn nên xây dựng một hệ thống chăm sóc chuyên nghiệp từ khâu chào hàng, tư vấn bán, tư vấn khuyến mại và hậu mãi,… như vậy mới tạo ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng.
Thất bại là một yếu tố rất thông thường trong khởi nghiệp. Tại quê hương của những startup – Silicon Valley, nó thậm chí còn giống như một tấm huy chương danh dự. Nhưng nếu bạn nắm được những lý do cơ bản đưa con đường khởi nghiệp của không ít người đến ngõ cụt có lẽ bạn sẽ rút ngắn được thời gian để đi đến thành công. Dưới đây là những lý do thất bại thường gặp khi khởi nghiệp.
- Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
1. Thiếu sự tập trung
Nhìn quanh thị trường chúng ta dễ nhận thấy các mô hình kinh doanh tổng hợp. Từ doanh nghiệp lớn cho đến những doanh nghiệp nhỏ việc kinh doanh đa ngành nghề là rất phổ biến tại Việt Nam. Kết quả là rất ít doanh nghiệp Việt Nam lọt vào danh sách những doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế và khu vực.
Là một người khởi nghiệp bạn dễ dàng bị ảnh hưởng từ những mô hình kinh doanh mà bạn nhìn thấy hàng ngày. Tư duy “lấy ngắn nuôi dài” đã khiến bạn bày ra quá nhiều thứ so với khả năng thực hiện tốt của một doanh nghiệp trẻ, bạn đánh mất đi phương hướng kinh doanh và biến việc khởi nghiệp thành một cuộc mưu sinh để tồn tại …
Hãy dành một vài tháng vẽ nên một bức tranh về doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ kinh doanh gì, sẽ đi đến đâu? Ai là đối thủ cạch tranh của bạn? Làm cách nào để sản phẩm của bạn khác biệt và đem đến nhiều giá trị cho khách hàng hơn các đối thủ cạch tranh? Sau 1 năm nữa doanh nghiệp của bạn sẽ ra sao? Lỗ bao nhiêu tiền thì bạn sẽ dừng lại?…
Hãy vẽ một bức tranh chi tiết và tập trung vào điều mà bạn có thể làm tốt nhất trong từng giai đoạn, đừng lan man, thiếu tập trung.
2. Lập kế hoạch không phù hợp
Bạn có một ý tưởng khởi nghiệp rất tốt nhưng lại lên một kế hoạch không phù hợp thì rồi bạn cũng thất bại. Hãy dành thời gian, tâm huyết và nhờ tư vấn của các chuyên gia để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh toàn diện để trang trải cho các vấn đề tài chính, marketing, tăng trưởng và một danh sách các yếu tố khác. Quả là nó có thể mất nhiều thời gian, nhưng khi một kế hoạch được chuẩn bị tốt, thì có thể cần thời gian nhiều tuần hoặc nhiều tháng để hoàn thành. Tuy nhiên đó chính là thời gian để phát hiện một ý tưởng mà bạn nhận thấy chúng không có tác dụng gì, còn nếu như bạn không có kế hoạch và vẫn tiến lên phía trước, thì chắc chắn bạn có thể kết thúc bằng cơn đau tim và hàng nghìn USD biến theo mây khói.
3. Gia nhập thị trường quá sớm
Rất nhiều công ty khởi nghiệp đã thất bại khi gia nhập thị trường quá sớm không đạt đủ lượng khách hàng muốn sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Họ thiếu một bước khá quan trọng khi khởi nghiệp chính là việc giáo dục thị trường.
Nếu bạn khởi nghiệp với một sản phẩm hoàn toàn mới lạ, hãy lên phương án truyền thông, giáo dục thị trường để xây dựng một tập khách hàng đủ lớn. Nếu thất bại trong khâu này thì chắc chắn những bước tiếp theo của bạn cũng sẽ thất bại.
4. Kiểm soát dòng tiền lỏng lẻo
Khi khởi nghiệp kinh doanh có trăm thứ phải lo ngàn thứ phải chi, từ việc thuê mặt bằng, sắm sửa trang thiết bị, thuê nhân viên tới nhập hàng, quảng cáo,… không việc gì không cần đến số tiền lớn, với nguồn vốn eo hẹp nếu bạn không khéo léo trong chi tiêu sẽ dễ dẫn đến thâm hụt quá nhiều. Lời khuyên tốt nhất là hãy lên dự trù chi phí ngay từ ngày đầu để có kế hoạch mua bán, sắm sửa hợp lý hơn.
Hãy thuê cho mình một người kiểm toán và thủ quỹ đáng tin cậy. Nếu các con số không nằm đúng vị trí của chúng, việc kinh doanh sẽ không thể dài lâu. – Kent Healy, The Uncommon Life.
5. Mâu thuẫn nội bộ
Dù bạn khởi nghiệp kinh doanh bằng một cửa hàng bán lẻ nhỏ bé hay một doanh nghiệp quy mô lớn thì vấn đề đồng lòng giữa những người sáng lập, đồng lòng giữa nhân viên và quản lý cũng cần thiết như nhau. Hãy tưởng tượng sếp A muốn vạch ra chiến lược nhắm tới khách hàng này, nhưng sếp B lại muốn hướng đến đối tượng kia, giữa hai sếp không thống nhất thì nhân viên bên dưới biết nghe theo ai và biết phải thế nào bây giờ. Mâu thuẫn nội bộ không chỉ làm rối loạn hoạt động của doanh nghiệp mà còn để lộ sơ hở cho đối thủ thâm nhập vào hệ thống của bạn và phá rối. Muốn thắng người ngoài thì trước tiên tập thể của bạn phải có cùng chung mục đích và cách thức hành động đã.
6. Không có một lợi thế cạnh tranh
Nhiều công ty khởi nghiệp thường xem nhẹ vấn đề cạnh tranh. Họ tin rằng chỉ cần xây dựng nên một thứ gì đó rất sáng tạo và cải tiến để không ai có thể sao chép được là thành công.
Tuy nhiên, suy nghĩ này có thể dẫn tới kết quả tồi tệ. Ví dụ điển hình là Mark Hedlund khi thành lập Wesabe, một công cụ quản lý tài chính cá nhân đã thu hút được 4,7 triệu tiền đầu tư nhưng cuối cùng đã bị đánh bại hoàn toàn bởi đối thủ Mint.
- Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
7. Dịch vụ khách hàng kém
Kinh doanh là buôn bán, nhưng không phải cứ bán xong là xong, khách trả tiền là hết nhiệm vụ, khách đến là thượng đế khách đi là cục nợ. Nếu thật sự nghĩ như vậy thì có lẽ bạn đang đứng ở bờ vực của sự thất bại rồi. Trong kinh doanh việc chăm sóc khách hàng phải được làm trọn vẹn, bất kể yêu cầu gì của khách trong khả năng làm được thì nên cố hết sức. Bạn nên xây dựng một hệ thống chăm sóc chuyên nghiệp từ khâu chào hàng, tư vấn bán, tư vấn khuyến mại và hậu mãi,… như vậy mới tạo ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng.
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Cùng Danh Mục :
Tổng quan và quy mô khu nhà phố VX Home Tx38
Xem tuổi xông nhà năm 2017 dành cho gia chủ tuổi Canh Dần 1950
Ấn tượng với ngôi nhà xanh ở Áo thiết kế bởi Weichlbauer Ortis Architects
Leave a Reply