Khám phá ngôi nhà người Việt ở Tam Đảo trên báo Mỹ

Cuối thế kỷ trước, Tam Đảo, cũng như các khu nghỉ dưỡng núi êm đềm khác trên địa phận Việt Nam như Đà Lạt, Bà Nà, Bạch Mã, đều do người Pháp tìm ra và xây cất những căn nhà nhỏ xinh theo kiến trúc châu Âu, như sự hoài nhớ về quê hương xứ sở. Khi Hà Nội nắng nóng thì Tam Đảo vẫn chìm trong sương mù với những hàng thông xanh.

Nguyễn Quý Đức rời Việt Nam đã lâu và mỗi lần lên Tam Đảo, ông lại nhớ về những ngày êm đềm của tuổi thơ, khi chiến tranh còn chưa xảy ra. Lập nghiệp ở Mỹ nhưng ông đã quay lại Việt Nam làm phóng viên từ những năm 80 thế kỷ trước. Đến năm 2006, ông đã rời căn apartment của mình ở San Francisco, bán chiếc ô tô và trở về Hà nội, mở một quán cà phê và một gallery tranh, như nhiều nhà hoạt động nghệ thuật Việt kiều hồi hương khác.Và cũng như người Pháp xưa, cứ mỗi cuối tuần, ông lại rời bỏ phố phường về với rừng núi. Tam Đảo là địa điểm lựa chọn khi ông đã mua ở đây 500m2 đất, bên sườn núi mờ sương, nơi cách Hà Nội 2 giờ xe chạy.
 
 Khám phá ngôi nhà người Việt ở Tam Đảo trên báo Mỹ

Toàn ngôi nhà nhìn từ sườn núi phía dưới: tường đá và những ô kính mở rộng từ trần đến sàn
Ông quyết định dùng các ngôn ngữ của vật liệu kính và đá để tạo dựng nên ngôi nhà này. Những vật liệu này dễ thi công đối với những công nhân của địa phương. Ngôi nhà như một phần hữu cơ của sườn núi. Từ thị trấn nhìn lên, nó cheo leo bám vào núi như một tảng đá nhỏ trong sự tĩnh lặng của vạn vật.Ông Đức luôn bị “quấy rầy” bởi câu hỏi của các hàng xóm là khi nào tòa nhà xây xong. Không theo tính truyền thống, ngôi nhà không có cửa trước. Lối vào của căn nhà rất đặc biệt: Từ mái nhà đi xuống! Khách sẽ đi theo sườn núi, qua một “chiếc cầu” bắc ngang sân trong rồi đi xuống dưới nhà bằng cách chui vào chiếc “kim tự tháp” kính.
 Khám phá ngôi nhà người Việt ở Tam Đảo trên báo Mỹ

“Ngồi ở đây, tôi có cảm giác như bơi trong biển mây vậy!”
Và như vậy, nóc nhà đồng thời cũng là sảnh đón, chỗ ngồi chơi ngắm cảnh phóng tầm mắt ra không gian mênh mông xung quanh và nhìn xuống thung lũng. Muốn đi vào “kim tự tháp” sẽ phải qua một chiếc cầu lắt lẻo như để tĩnh tại và “tẩy trần”, rồi vòng quanh sân và chui xuống “cái bẫy”. Có vẻ hơi lắt léo, nhưng cũng chẳng có việc gì phải vội vã ở nơi đây cả!
 Khám phá ngôi nhà người Việt ở Tam Đảo trên báo Mỹ

Sân trong ở giữa 2 khối nhà, phía trên là cầu trên mái. Giữa sân có một “hố lửa” để đốt lên những đêm đông tĩnh mịch
 Khám phá ngôi nhà người Việt ở Tam Đảo trên báo Mỹ

Trên sàn bê tông của phòng sinh hoạt chung là một chỗ rộng để “ngồi thiền” và nhìn ra hồ nước trước mặt, xa hơn nữa là rừng cây mờ sương
Là người nghiên cứu về đạo Phật, ngôi nhà do Nguyễn Quý Đức tự thiết kế này thấm đẫm chất thiền qua cách sử dụng vật liệu mộc mạc và giản dị: vách gỗ, những băng kính ngang đơn giản, tường đá và bê tông trần sần sùi. Một chiếc hồ đơn giản cũng được dựng ngay sát nhà, bên sườn núi. Thật là tuyệt vời khi được dầm mình trong nước và xung quanh là đại ngàn bao la tịch mịch.
 
 Khám phá ngôi nhà người Việt ở Tam Đảo trên báo Mỹ

Riêng phòng ngủ cho khách là theo kiểu truyền thống, với nhà tranh vách gỗ và những trang trí lấy từ hoa văn và màu sắc các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam
 Khám phá ngôi nhà người Việt ở Tam Đảo trên báo Mỹ

Ông chủ nhà, như một tiều phu bản địa
Ông Đức tâm sự rằng, ông mong chờ vào chính sách mở cửa của Chính phủ cho Việt kiều mua đất đai. Lúc ấy, ông sẽ tậu ngay thêm vài khu nữa, để mở một “trại sáng tác” cho các nhà văn, cũng là để thỏa mãn thú điền viên của mình, như mọi người Việt lúc về già. Đây có lẽ sẽ là căn nhà cuối cùng trong cuộc đời ông, một cuộc đời đầy sóng gió và trải nghiệm .

Tủ Bếp Laminate

Tủ Bếp Melamine

Tủ Bếp Veneer

Truy cập để xem nhiều hơn tại TuBep.com – Thế Giới Tủ Bếp | Chuỗi Showroom Tủ Bếp UY TÍN & NỔI TIẾNG !!!
Hotline: (028) 6688.6969 hoặc Tổng Đài: 1900.6969

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>