Điều đáng nói, chị em mặc định chuyện “gối chăn lạnh lùng” là do sinh đẻ, lớn tuổi – mà không biết nguyên nhân đến từ nhiều bệnh lý và có thể chữa khỏi.
Truy tìm thủ phạm
Một trong những điều khiến các chuyên gia niệu khoa trăn trở là chị em vẫn còn những ngộ nhận về chuyện chăn gối và từ những suy nghĩ chưa đúng này đã vô tình hủy hoại những niềm vui riêng tư của phái đẹp. Thực tế, rối loạn tình dục (RLTD) ở nữ nhiều hơn ở nam, nhưng không được người trong cuộc và xã hội quan tâm.
Bạn có người nhà bị bệnh tiểu đường, bệnh trầm cảm mà không biết cách chăm sóc sao cho đúng hay để chúng tôi trang bị cho bạn các kiến thức cần thiết như cách xử lý khi bị đau dạ dày, huyết áp cao
Bác sĩ Phạm Hữu Đoàn – Trưởng đơn vị Niệu nữ, Bệnh viện Bình Dân – bày tỏ: “Cần có cái nhìn đúng hơn, cởi mở hơn về vấn đề này. Những rối loạn thường gặp ở phụ nữ là: giảm ham muốn, giao hợp đau, tăng co thắt, rối loạn khoái cảm, rối loạn cực khoái. Những nguyên nhân có thể kể đến là: đau vùng chậu, bệnh thận và xúc cảm tâm lý. một trong những gốc của vấn đề chính là trầm cảm, lo âu”.
Xem Thêm: Top 7 nguyên nhân nhân tăng nguy cơ bị sẩy thai cho mẹ bầu
Kẻ phá bĩnhBác sĩ Lê Phúc Liên – Đơn vị Niệu nữ Bệnh viện Bình Dân – kể, có cặp vợ chồng cưới được một năm thì đến bệnh viện cầu cứu bác sĩ vì vợ “lãnh cảm”. Thế nhưng, khi bác sĩ hỏi người vợ thì cô thú thật: “em vẫn muốn gần gũi với chồng nhưng không được”. Cái “không được” đó là do cô bị đau. Qua trò chuyện với vợ chồng này, bác sĩ mới phát hiện vấn đề là người vợ bị stress kéo dài. Cô có hàng chục mối bận tâm: dành dụm tiền mua nhà, áp lực công việc, mặc cảm trong chuyện chăn gối với chồng… khiến cô càng căng thẳng, dẫn đến RLTD.
Bác sĩ Lê Phúc Liên cũng cho biết, có những cặp vợ chồng gặp trục trặc ngay trong tuần trăng mật. khi đến bệnh viện thì mới phát hiện ra thủ phạm là bệnh viêm bàng quang của vợ – khiến cô bị đau rát khi gần chồng. Bác sĩ Phạm Hữu Đoàn cho hay, hầu hết các chị khi “mất lửa” đều quy tội cho sinh nở, áp lực chăm con nhỏ hay do “đối tác” không tế nhị… mà không biết rằng kẻ phá bĩnh còn từ các bệnh lý sau:
– Viêm bàng quang: theo bác sĩ Đoàn, cứ 100 phụ nữ thì có đến 37 người mắc bệnh này ít nhất một lần trong đời và tỷ lệ đang ngày một tăng. Ngoài ra còn có viêm bàng quang kẻ (không phải do vi trùng), làm chị em tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát và đau vùng xương chậu. Bệnh này làm chị em đau đớn vùng kín khi “giao ban”, làm cuộc vui mau
kết thúc.
– Viêm sinh dục: là những bệnh lý nhiễm khuẩn đường sinh dục như viêm âm hộ, mụn rộp sinh dục… Bệnh này khiến giới nữ bị khô, ngứa rát vùng kín, gây chảy máu và đau khi giao hợp. Đặc biệt, với những chị mắc bệnh viêm đường sinh dục do bị lây nhiễm từ chồng thì vừa chịu đựng nỗi đau bệnh tật, vừa bị giằng xé bởi sự không chung thủy của bạn đời. Cả hai thứ này đã triệt tiêu ham muốn của các chị.
– Bàng quang tăng hoạt: triệu chứng điển hình và phổ biến mà nhiều chị em gặp phải là tiểu gấp, tiểu lắt nhắt. Điều đáng tiếc là hầu hết đều cho rằng đây là bệnh do sinh đẻ. Ngoài ra, còn có quan điểm sai là: bệnh này không chữa được nên chấp nhận “sống chung với lũ”. Do đó, những chị em mắc bệnh tế nhị này âm thầm chịu đựng và thường xuyên né “trả bài”.
– Sa sinh dục: là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ, nhất là phụ nữ ở nông thôn. Trước đây, chỉ có người lớn tuổi mới bị, nhưng hiện nay cả những người vừa sinh nở, hoặc chưa sinh nở vẫn có thể bị. Bệnh thường gặp ở những người đẻ nhiều, đẻ quá sớm, quá dày và những lần đẻ trước không được đỡ đẻ an toàn, đúng kỹ thuật. Sa sinh dục không chỉ sa tử cung, mà còn có sa bàng quang, sa ruột non, trực tràng…
Một vấn đề tế nhị mà chị em khó thổ lộ nhất và ảnh hưởng đến đời sống tình dục nhất là tình trạng giảm khoái cảm và khó “lên đỉnh”. Hai vấn đề này thường gặp ở những người có bệnh lý tiểu đường, cao huyết áp, xạ trị vùng chậu, phẫu thuật vùng chậu, tăng lipid máu, người có tiền sử bị lạm dụng tình dục, người uống thuốc chống trầm cảm…
“Do đó, khi thấy khó chịu, không thoải mái trong “giao ban” với chồng, chị em hãy mạnh dạn bày tỏ, hoặc tìm đến bác sĩ nhờ tư vấn. Hầu hết các RLTD nữ đều có thể cải thiện được bằng cách điều trị bệnh lý hoặc tìm ra, giải tỏa những vấn đề tiềm ẩn khó nói của chị em, giúp bảo vệ hạnh phúc gia đình, giảm thiểu nguy cơ trầm cảm và tăng cường chất lượng sống của phụ nữ”, bác sĩ Liên khẳng định.
Leave a Reply