Phải cẩn thận với căn bệnh nấm rất dễ mắc dưới đây vào mùa mưa
Nhiễm nấm móng bắt đầu xuất hiện với những đốm trắng hoặc vàng ở dưới các đầu móng tay hoặc móng chân. Sau đó, chúng sẽ phát triển thành những vùng trắng bệch trên bề mặt móng của bạn, kèm theo mùi hôi khó chịu. Bề mặt móng sẽ trở nên xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hoặc ngang. Bên cạnh đó, phần bị tổn thương sẽ có màu hơi vàng, hoặc nâu đen. Thậm chí, móng còn bị giòn, nhanh nứt và dễ gãy.
Do ảnh hưởng của bão số 9, từ ngày 25/11, thời tiết Sài Gòn mưa liên tục và đã dẫn tới ngập lụt. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt nói chung mà còn dẫn đến rất nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh nhiễm nấm móng.
Nguyên nhân gây nhiễm nấm móng là gì?Nhiễm nấm móng là một căn bệnh khá phổ biến, thường gặp ở những người làm việc chân tay hoặc thường xuyên tiếp xúc trong môi trường có điều kiện vệ sinh kém. Đặc biệt, chúng càng phát triển mạnh hơn trong những ngày mưa ẩm ướt như hiện nay. Cùng xem qua các triệu chứng và nguyên nhân của loại bệnh này để có hướng phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả bạn nhé!
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, nhiễm nấm móng gây ra bởi một nhóm nấm Dermatophytes. Nhóm này phát triển mạnh trên da và trên keratin (thành phần chính của tóc và móng). Nấm bám dưới móng và bắt đầu phát triển, từ đó dần làm hư móng của bạn. Đặc biệt, nấm móng rất “chuộng” môi trường ấm áp và ẩm ướt. Chính vì thế, thời tiết mưa liên tục và đôi tay, chân thường xuyên phải tiếp xúc với nước nước bẩn nên rất dễ mắc nấm móng.
Hãy đến phòng khám đông y của chúng tôi để mua thuốc đông y với các loại thảo dược đông y quý hiếm và để tư vấn chấm cứu và bắt mạch còn được chia sẽ cách chăm sóc sức khỏe
Những triệu chứng cho thấy bạn đã bị nhiễm nấm móng
Nhiễm nấm móng bắt đầu xuất hiện với những đốm trắng hoặc vàng ở dưới các đầu móng tay hoặc móng chân. Sau đó, chúng sẽ phát triển thành những vùng trắng bệch trên bề mặt móng của bạn, kèm theo mùi hôi khó chịu. Bề mặt móng sẽ trở nên xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hoặc ngang. Bên cạnh đó, phần bị tổn thương sẽ có màu hơi vàng, hoặc nâu đen. Thậm chí, móng còn bị giòn, nhanh nứt và dễ gãy.
Bạn có nhiều khả năng bị nhiễm nấm móng nếu mắc bệnh tiểu đường, bơi ở các hồ bơi công cộng, bị thương móng tay hoặc tổn thương da… Hơn nữa, việc đeo móng tay giả cũng là nguy cơ tiềm ẩn của loại bệnh này. Ngoài ra, nếu bạn để ngón tay hoặc ngón chân tiếp xúc với môi trường ẩm ướt trong một thời gian dài, đồng thời hệ miễn dịch của bạn đang yếu thì tỷ lệ nhiễm nấm móng chắc chắn sẽ tăng lên.
Một số mẹo ngăn ngừa bệnh nhiễm nấm móng
– Giữ gìn và chăm sóc móng tay, chân kỹ lưỡng là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng nấm.
– Khi đi trời mưa về hoặc tay, chân phải tiếp xúc với nước bẩn, hãy nhanh chóng rửa sạch và lau khô.
– Hạn chế ngâm tay/chân trong nước quá lâu.
– Bên cạnh đó, hãy nhớ mang găng tay cao su khi rửa đồ dùng hoặc lau chùi vệ sinh.
– Bạn nên lựa chọn giày dép thông thoáng như vải, lưới hoặc da, nhất là khi di chuyển trong những ngày trời mưa.
Cách điều trị khi bị nhiễm nấm móng
Điều trị nấm móng là một quá trình lâu dài vì phải mất nhiều thời gian để chữa lành nó. Một số loại thuốc mỡ bôi ngoài da như butenafine hydrochloride, ketoconazole, clotrimazol, nitrat miconazol và thuốc uống như terbinafine, itraconazole và fluconazol để chống nhiễm trùng. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi sử dụng các loại thuốc này.
Leave a Reply