20 triết lý về cách sống bình dị của Đức Đạt Lai Lạt Ma

15. Khi con người còn sống, chúng ta phải nghĩ đến các thế hệ tương lai: Một môi trường sạch được xem là nhân quyền giống như bao quyền khác. Vì vậy, một phần trách nhiệm của chúng ta về người khác là đảm bảo rằng thế giới mà ta đang sống là khỏe mạnh, nếu không nói là khỏe mạnh hơn cái ta đã thấy.

 

Nói đến Tây Tạng thường chúng ta liên tưởng đến một đất nước Phật giáo đầy bí ẩn được che giấu giữa những dãy núi tuyết Hy Mã Lạp Sơn.

Đến đây, người ta còn tìm được cảm giác thư thái bình yên trong tiếng chuông chùa ngân vang. Đi qua những cánh đồng bạt ngàn của dân du mục, những dãy núi tuyết, người ta có cảm giác đi qua đủ mọi hỷ, nộ, ái, ố của cuộc đời để rồi thấy lòng mình như được gột rửa, trở nên thanh sạch và yên bình hơn.

.

Dalai Lama wallpaper 490x308 20 triết lý về cách sống bình dị của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

Ở đất nước Phật giáo đầy bí ẩn này, người ta còn truyền nhau những câu chuyện huyền bí về nhũng vị Đạt Lai Lạt ma, là hiện thân lòng từ của Chư Phật và Bồ Tát. Những vị Đạt Lai Lạt Ma này luôn gởi gắm tới cả thế giới những triết lý sống lương thiện, hạnh phúc bình dị với mong muốn mọi người đều có thể sống lạc quan, vui vẻ và hạnh phúc. Hãy cùng chiêm nghiệm những câu nói hay từ Đức Đạt Lai Lạt Ma nhé:

1. Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn. Hạnh phúc đến từ hành động của chính ta.

2. Nếu có thể, hãy giúp người khác. Nếu không có thể thì ít nhất không nên hại ai.

3. Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu bạn muốn được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.

4. Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là sự tử tế.

5. Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời.

 20 triết lý về cách sống bình dị của Đức Đạt Lai Lạt Ma

6. Thẩm quyền tuyệt đối luôn dựa vào lý trí và sự phân tích nghiêm túc.

7. Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người.

8. Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại trừ chúng ta phải thực sự có hòa bình trong chính mình.

9. Hãy trở nên tử tế bất cứ khi nào có thể. Trên thực tế, ai cũng có thể trở nên tử tế.

10. Nếu bạn có sợ hãi về nỗi khổ niềm đau, bạn nên quan sát xem bạn có thể làm được gì với nó. Nếu bạn có thể, không có gì phải lo lắng về nó. Nếu bạn không thể làm được, lại càng không nên lo lắng về nó.

11. Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.

Cau noi hay ve hanh phuc 1 490x367 20 triết lý về cách sống bình dị của Đức Đạt Lai Lạt Ma

12. Tiềm năng con người vốn bằng nhau ở mỗi người. Cảm giác: “tôi không có giá trị” là sai lầm. Hoàn toàn sai lầm. Bạn đang lừa dối chính mình. Chúng ta có năng lực tư duy, do vậy, thử hỏi ta thiếu cái gì đây? Nếu ta có năng lực ý chí, bạn có thể thay đổi mọi thứ. Bạn có thể nói rằng: “Bạn là chủ nhân của chính bạn”.

13. Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.

14. Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.

15. Khi con người còn sống, chúng ta phải nghĩ đến các thế hệ tương lai: Một môi trường sạch được xem là nhân quyền giống như bao quyền khác. Vì vậy, một phần trách nhiệm của chúng ta về người khác là đảm bảo rằng thế giới mà ta đang sống là khỏe mạnh, nếu không nói là khỏe mạnh hơn cái ta đã thấy.

16. Danh ngôn Tây Tạng có câu: “Bi kịch nên được sử dụng như nguồn sức mạnh”. Bất luận là khó khăn nào, kinh nghiệm đau khổ ra sao, nếu chúng ta đánh mất hy vọng thì đó là thảm họa đích thực.

Cau noi hay ve hanh phuc 2 490x489 20 triết lý về cách sống bình dị của Đức Đạt Lai Lạt Ma

17. Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là con người hay con vật, là để cống hiến, theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.

18. Cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó chứa đựng. Tương tự, người ngu không thể hiểu được trí tuệ của người khôn, dù cho có thân cận bậc thánh.

19. Trong cuộc chiến vì tự do, chân lý là vũ khí duy nhất mà chúng ta sở hữu.

20. Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực ra là biểu hiện của sức mạnh.

Tin Tức Giáo dục
Nội – Ngoại Thất
Nghề nghiệp Kinh Doanh
Hồ sơ Doanh Nghiệp
Khoa học Công Nghệ
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục :

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>