Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
– Bệnh tiểu đường tuýp 2: là tiểu đường không phụ thuộc insulin, xuất hiện ở người trưởng thành (hầu hết trên 30 tuổi), đối tượng thừa cân, béo phì. Nguyên nhân dẫn đến bệnh chủ yếu liên quan đến lối sống không lành mạnh, ăn uống nhiều đồ ngọt, ít vận động. Hiện đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đang chiếm đa số.
Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường như đi tiểu nhiều, luôn cảm thấy khát, đói dữ dội…nhiều người thường chủ quan bỏ qua và không ngờ rằng đó lại là dấu hiệu bệnh tiểu đường. Mỗi năm có hàng trăm triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng khôn lường, kể cả tử vong.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
Theo ước tính trong 20 năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới tăng 54%, riêng Việt Nam chỉ trong 10 năm con số này tăng đến 200%.
Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, không lây lan nhưng lại gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đứng vị trí thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong. Bệnh tiểu đường có 2 dạng: tuýp 1 và tuýp 2.
– Bệnh tiểu đường tuýp 1 (thường được gọi là tiểu đường vị thành niên): là tiểu đường bẩm sinh, bắt đầu từ lúc mới sinh. Đối tượng của nhóm này chiếm 10% trong số tất cả bệnh nhân tiểu đường và thường không quá 30 tuổi. Bệnh do tự miễn dịch mà tuyến tụy sản xuất rất ít insulin hoặc không sản xuất insulin.
– Bệnh tiểu đường tuýp 2: là tiểu đường không phụ thuộc insulin, xuất hiện ở người trưởng thành (hầu hết trên 30 tuổi), đối tượng thừa cân, béo phì. Nguyên nhân dẫn đến bệnh chủ yếu liên quan đến lối sống không lành mạnh, ăn uống nhiều đồ ngọt, ít vận động. Hiện đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đang chiếm đa số.
Bạn có người nhà bị bệnh tiểu đường, bệnh trầm cảm mà không biết cách chăm sóc sao cho đúng hay để chúng tôi trang bị cho bạn các kiến thức cần thiết như cách xử lý khi bị đau dạ dày, huyết áp cao
Cảnh báo dấu hiệu bệnh tiểu đường
1. Một số triệu chứng nói chung ở tiểu đường tuýp 1 và 2
– Đi tiểu nhiều hơn và luôn cảm thấy khát: Đi tiểu nhiều hơn 4 – 7 lần trong ngày được gọi là nhiều. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, thận thường hoạt động mạnh hơn để đào thải lượng đường dư thừa, vì vậy họ đi tiểu nhiều hơn những người bình thường và cũng thấy khát nước nhiều hơn.
– Miệng khô và ngứa da: Khi cơ thể đi tiểu nhiều lần, cơ thể rất dễ mất nước, vì vậy miệng khô và da ngứa là điều dễ gặp.
– Đói và mệt mỏi: Khi mắc bệnh, cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc các tế bào kháng với loại insulin cơ thể sản sinh thì đường glucose không thể được hấp thụ, khiến bạn không được cung cấp đầy đủ năng lượng. Do đó bạn luôn cảm thấy đói và mệt mỏi.
– Nhìn mờ: Thủy tinh thể sưng lên khi lượng glucose máu cao dẫn đến tình trạng mắt mất khả năng tập trung khiến người bệnh có cảm giác nhìn mờ.
2. Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1
– Giảm cân đột ngột: Nếu không được cung cấp năng lượng từ thức ăn, cơ thể sẽ lấy năng lượng từ các cơ và mỡ. Từ đó người bệnh sẽ giảm cân nhiều trong một thời gian ngắn.
– Buồn nôn và nôn: Có một chất mới phát sinh khi chất béo trong cơ thể được phân giải để tạo năng lượng. Đó là ketone tích tụ mang lại hiệu quả nghiêm trọng, khiến bệnh nhân gặp những cơn buồn nôn và nôn khó tránh.
3. Biểu hiện khác của bệnh tiểu đường tuýp 2
– Chân hoặc bàn chân bị đau, tê: Đây là hậu quả do tổn thương dây thần kinh.
– Nhiễm nấm: Nấm phát triển ở bất cứ vùng da nhiều nếp gấp ấm ấp và ẩm như kẽ ngón tay và chân; dưới vú, trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.
– Lâu lành vết thương: Những vết cắt, bầm tím khó lành trong thời gian dài là một dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường. Khi trong máu tồn tại một lượng đường quá cao sẽ gây cản trở cho hoạt động của các tế bào bạch cầu. Đây chính là nguyên nhân khiến vết thường hở trở nên lâu lành và dễ bị nhiễm trùng hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng hợp lý có vai trò rất quan trọng và phải được duy trì suốt đời.
– Tăng cường ăn nhiều rau, củ, quả, đặc biệt là nhóm hoa quả có độ đường thấp.
– Chú trọng các loại hạt họ đậu, vừng, lạc.
– Chọn gạo lứt, gạo lật nảy mầm hoặc gạo xát rối, bánh mì đen.
– Chọn sữa đậu nành, đậu tương hoặc các loại phô mai ít béo.
– Không ăn thức ăn có năng lượng cao, kiêng cử bánh, kẹo, mứt ngọt.
– Tăng cường ăn cá, giảm bớt ăn thịt (nếu ăn thịt không chọn loại có mỡ, da).
– Không ăn nhiều muối (tối đa 5 g/người/ngày).
Bệnh tiểu đường được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Khi gặp một trong những dấu hiệu bất thường trên bạn nên đến bệnh viên thăm khám, xét nghiệm nước tiểu và đường máu để được chẩn đoán chính xác.
Leave a Reply