Đâu nhất thiết phải khởi nghiệp như Silicon Valley hay Israel
Khi người ta lo lắng về chất lượng sữa đậu nành lề đường thì người nào chứng minh được sản phẩm của mình an toàn, người đó có thể giành được thị phần. Bắt đầu từ cách đặt vấn đề như vậy, anh bắt tay làm thử sữa đậu nành và mè đen, hai sản phẩm thông dụng được bán dọc các con phố, khu chợ. Tuy nhiên sản phẩm của anh được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng chai, dán nhãn, ướp lạnh.
Anh bắt đầu làm thử những mẻ sản phẩm đầu tiên từ cuối năm 2014, mời bạn bè dùng thử, góp ý, rồi điều chỉnh. Bên cạnh đó là công tác khảo sát thị trường. Càng làm, anh càng nhận ra đây là một thị trường tiềm năng và còn rất nhiều khoảng trống ngay trong phân khúc khách hàng bình dân chưa được khai thác.
- Hãy truy cập vào website Mạng Việc Làm , nơi cung cấp cho bạn các mảng về Tìm Việc Làm , Tìm Việc Nhanh , từ đó gợi ý cho bạn những công việc phù hợp và lâu dài.
Đến tháng 5/2015, anh chính thức mở một cơ sở sản xuất kinh doanh chuyên bán năm loại sữa là sữa đậu nành, đậu phộng, đậu xanh, hạt sen, và sữa bắp. Sữa mè đen bị loại vì nhu cầu của thị trường không lớn như mong đợi.
Từ một cơ sở với bốn nhân viên bán hàng ban đầu, mỗi ngày bán được vài trăm chai sữa với địa bàn hoạt động chính tại Tân Phú, đến nay cơ sở của anh đã lan tỏa sang những quận khác như quận 8, Bình Thạnh, quận 5… với khoảng 8.000 chai (loại chai 300 ml) mỗi ngày.
Làm phép tính sơ lược, mỗi chai 300 ml có giá bán 5.000 đồng, mỗi ngày cơ sở anh thu vào 40 triệu đồng, mỗi tháng 1,2 tỉ đồng. Đây là con số không nhỏ với một dòng sản phẩm rất quen thuộc là những loại sữa bình dân được dùng thường ngày.
Doanh thu nêu trên có thể ấn tượng. Tuy vậy, câu chuyện thú vị hơn nằm ở cách anh tiếp cận thị trường.
Khi xâm nhập một thị trường, bạn đánh giá độ lớn của thị trường như thế nào?
Cách tiếp cận mà một số bạn khởi nghiệp thường dùng là xem miếng bánh thị trường thế nào? Doanh thu bao nhiêu? Hiện có bao nhiêu đối thủ? Ví dụ như họ sẽ làm phép tính sơ lược, một cách tương đối, như TP.HCM có khoảng 9 triệu dân, trong đó có 3 triệu khách hàng bình dân mà họ nhắm đến; mỗi khách hàng dùng một chai sữa một ngày thì mỗi ngày thị trường tiêu thụ 3 triệu chai. Với giá mỗi chai 5.000 đồng thì doanh thu tương ứng sẽ là 15 tỷ đồng. Nếu chiếm 10% thị phần, mỗi ngày bạn đã có doanh thu 1,5 tỷ đồng.
Xuất thân là dân kỹ thuật, tốt nghiệp chuyên ngành Hóa vô cơ từ trường Đại học Khoa học tự nhiên, anh không biết cách tính như trên. Anh chọn một cách tiếp cận khác, dễ thấy hơn. Anh nhìn vào số lượng sản phẩm của một thương hiệu sữa bắp khá quen thuộc tại TP.HCM. Theo anh chia sẻ, thương hiệu sữa bắp đó mỗi ngày bán khoảng 30.000 chai. Căn cứ vào đó, anh đặt mục tiêu khiêm tốn bằng 10% của họ mà thôi, rồi bắt đầu đi từng bước một.
Ban đầu, anh định mở các xe đẩy để bán nhưng rồi thấy không hợp lý và chuyển hướng sang tiếp cận thị trường từ các quán ăn bình dân, nơi họ vốn đã quen với sản phẩm sữa bắp của thương hiệu trước đó.
Đây là một bước đi an toàn có tính toán vì theo anh, như vậy đỡ phải mở kênh phân phối mới. Nếu chỉ bán sữa bắp, sản phẩm của anh chẳng có gì đặc biệt. Chính nhờ sữa bắp, kết hợp với 4 sản phẩm còn lại là sữa đậu nành, đậu xanh, hạt sen và đậu phộng tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm và đem đến cho khách hàng của anh nhiều sự lựa chọn.
Chính yếu tố khác biệt này giúp anh tiến vào thị trường và phát triển với doanh thu tăng từ 600 chai mỗi ngày trong quý I, lên 1.000 chai trong quý II, 2.000 chai trong quý III và nhảy vọt đến 5.000 chai mỗi ngày từ quý IV trở đi, và hiện nay số chai bán ra mỗi ngày là 8.000.
Với thành quả tích cực bước đầu, anh tự tin tăng công suất cơ sở lên 12.000 chai mỗi ngày để chuẩn bị mở rộng đến Biên Hòa, Bình Dương, Cần Thơ. Bên cạnh đó, anh cùng cộng sự nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm mới nhằm tiếp cận những khách hàng mục tiêu ở phân khúc cao hơn.
Về nguyên liệu đầu vào, nếu trước kia anh mua từ chợ đầu mối thì khoảng thời gian gần đây, anh đã tìm đến Đồng Tháp để đặt bắp và hạt sen; lên Tây Ninh để mua đậu phộng; về Định Quán để tìm đậu nành. Anh hướng đến hợp tác cùng nông dân để ổn định vùng nguyên liệu và cũng là cách để góp phần cắt giảm các khâu trung gian trong chuỗi giá trị nông sản.
Chuyện khởi nghiệp của anh, với nhiều người có thể chẳng to tát gì nhưng với anh – như anh chia sẻ – anh thật sự vui và ý nghĩa vì góp phần giải quyết một vấn đề an toàn thực phẩm, ít nhất trong góc nhìn của anh và tạo việc làm cho hơn 50 nhân viên trong một cơ sở sản xuất nhỏ.
- Vấn đề Tìm Việc hiện nay khá khó khăn, nhưng bạn đừng quá lo lắng, Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!
Anh thành thật rằng lúc khởi đầu anh chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ mở rộng như ngày nay nhưng càng làm càng thấy cơ hội và trách nhiệm. Nó giống như kiểu người ta ví von khi càng lên cao thì càng nhìn xa.
Câu chuyện của anh làm tôi nhớ đến lời khuyên của Giáo sư Israel Shlomo Maital khi ông đến Việt Nam vào tháng 11/2014, đại ý rằng bạn không cần phải khởi nghiệp theo phong cách Israel hay thung lũng Silicon. Hãy là một người khởi nghiệp Việt Nam. Hãy tìm hiểu xem thị trường cần gì và đáp ứng nhu cầu đó với sự sáng tạo của mình.
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply