Giai đoạn trẻ phát triển tầm vóc và trí tuệ nhanh nhất cuộc đời
Dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh và thông minh ngay từ những năm đầu đời. Đó là lý do cha mẹ cần bổ sung đầy đủ và cân đối những nhóm dinh dưỡng quan trọng là đạm, đường bột, béo, vi chất (bao gồm vitamin và khoáng chất) trong mỗi bữa ăn của trẻ.
Giai đoạn trẻ phát triển tầm vóc và trí tuệ nhanh nhất cuộc đời
Trong ba năm đầu sau sinh, cân nặng của trẻ thường tăng gấp đôi sau mỗi sáu tháng, gấp ba sau ngày sinh nhật đầu tiên.Trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên, 10cm mỗi năm trong hai năm tiếp theo. Theo nghiên cứu INCAP Oriente của Viện Dinh dưỡng Trung Mỹ và Panama (Mỹ) cho thấy, chiều cao lúc ba tuổi quyết định tầm vóc sau này. Trẻ phát triển bình thường, cao 94,5cm lúc ba tuổi, khi trưởng thành sẽ có vóc dáng 1,71m. Còn trẻ thấp còi chỉ đạt được chiều cao tối đa 1,58m.
Não bộ của trẻ cũng phát triển vượt bậc trong giai đoạn 0-3 tuổi. Khi mới sinh ra, não trẻ chứa khoảng 100 tỷ nơron thần kinh, nặng bằng 25% trọng lượng não người trưởng thành. Tròn một tuổi, não nhanh chóng tăng gấp đôi trọng lượng so với lúc mới sinh, do các nơron phát triển cả về kích thước và khối lượng. Đến ba tuổi, não trẻ hoàn thiện 80% cấu trúc chức năng so với người trưởng thành. Vì vậy, thời kỳ 0-3 tuổi được các chuyên gia gọi là “giai đoạn vàng” phát triển trí lực và thể lực của trẻ.
Bạn có người nhà bị bệnh tiểu đường, bệnh trầm cảm mà không biết cách chăm sóc sao cho đúng hay để chúng tôi trang bị cho bạn các kiến thức cần thiết như cách xử lý khi bị đau dạ dày, huyết áp cao
Phương pháp nuôi dưỡng giúp trẻ phát triển tối ưu
Dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh và thông minh ngay từ những năm đầu đời. Đó là lý do cha mẹ cần bổ sung đầy đủ và cân đối những nhóm dinh dưỡng quan trọng là đạm, đường bột, béo, vi chất (bao gồm vitamin và khoáng chất) trong mỗi bữa ăn của trẻ.
Chất đạm: Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ 0-3 tuổi cần dung nạp 1,63g protein trên mỗi ký trọng lượng cơ thể, tức là gấp đôi nhu cầu của người trưởng thành (0,85g).
Xem Thêm: Top 5 thói quen ăn tối có hại cho sức khỏe
Chất béo: Chất béo có bốn lợi ích quan trọng. Đó là cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất; cung cấp ba nhóm acid béo gồm chất béo bão hòa (SFA), chất béo không bão hòa đơn (MUFA) và chất béo không bão hòa nhiều nối đôi (PUFA); hòa tan các vitamin A, D, E, K cần thiết cho cơ thể; đặc biệt đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển của não bộ. Chất béo vừa là thành phần chủ yếu cấu thành vật chất não cứng; vừa tham gia cấu tạo các tế bào não và là nền tảng sản sinh nguồn năng lượng lý tưởng cho não hoạt động ổn định. Vì thế, mỗi ngày trẻ 0-3 tuổi cần đến 40% năng lượng từ chất béo. Đường bột: Cung cấp nguồn năng lượng chính, tham gia cấu tạo nên tế bào và các mô, phát triển hệ thần kinh.
Vi chất: Cơ thể trẻ cần trên 20 loại vitamin và hơn 20 loại khoáng chất. Trong đó, canxi xây dựng bộ xương và răng, sắt tạo máu và vận chuyển oxy khắp cơ thể, kẽm tăng miễn dịch, iốt phòng bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ…
Bữa ăn lý tưởng cho trẻ từ 0-3 tuổi
Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên cho bé ăn bột lỏng nhưng vẫn đầy đủ bốn nhóm chất trên. Với trẻ 1-2 tuổi, mỗi bữa cháo cần 25-30g tinh bột; 25-30g đạm (thịt, cá trứng, nõn tôm…); 20-25g rau củ; 5-10g chất béo
Tuy nhiên, cha mẹ thường có thói quen chú trọng bồi bổ đạm, nhưng lại bỏ quên hoặc không biết cách bổ sung chất béo thế nào là hợp lý trong khẩu phần ăn hàng ngày cho con, lầm tưởng trong thịt, cá đã có đủ chất béo… Theo chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ cần trang bị kiến thức về các loại acid béo và nên ưu tiên chọn các thực phẩm giàu acid béo hỗ trợ trí thông minh như omega 3, 6, 9, DHA, EPA và các loại vitamin A, E.
Trong đó DHA là dưỡng chất quý giá không thể thiếu giúp trẻ phát triển trí thông minh. DHA chiếm 25% trọng lượng khô của não, tập trung chủ yếu ở phần não trán, nơi điều khiển chức năng kiểm soát, quản lý, ghi nhớ, tập trung chú ý… và kết nối, truyền dẫn thông tin. Theo khuyến cáo của FAO/WHO, trẻ cần được bổ sung 17mg/100 kcal DHA để phát triển não bộ.
Là dưỡng chất quan trọng, song cơ thể trẻ không tự tổng hợp được DHA mà cần dung nạp qua thực phẩm. DHA, EPA, omega 3 (tiền chất DHA) có nhiều nhất trong các loại cá nước lạnh như cá hồi, hạt ôliu…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài việc bổ sung đơn lẻ từng loại acid béo từ thực phẩm, cha mẹ có thể bổ sung hai muỗng dầu ăn dinh dưỡng (mỗi muỗng 5ml cho mỗi bữa ăn) trong khẩu phần ăn hằng ngày của con. Với trẻ lớn hơn, có thể cho dầu vào canh, trộn vào cơm, hoặc trộn trực tiếp vào salad rau củ…
Leave a Reply