Những cách đặt tên của các vị thuốc đông y nên biết
Có rất nhiều tên thuốc được đặt tên căn cứ vào hình tượng của chúng. Ví dụ, Thái tử sâm được đặt tên như vậy bởi phần gốc của nó giống hình dáng một em bé mập mạp; Ngưu tất được đặt tên như vậy bởi phần thân cây của thuốc phình to giống như cân và đầu gối của con trâu; Cẩu xích lại bởi do có phần lông mềm mại màu vàng kim như sống lưng của con chó mà được tên như vậy;…
Thuốc Đông y là một đại biểu quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, đây cũng là sự đúc kết trí huệ thâm sâu của người xưa. Tư tưởng triết lý này thể hiện rất đậm nét qua cách đặt tên các vị thuốc
Theo ghi chép trong các tài liệu cổ, nguyên liệu để làm thuốc gồm ba loại: thực vật, động vật và những vật khác. Người sản xuất có thể khai thác các phần khác nhau của một loài thực vật như: rễ, củ, thân, vỏ (vỏ rễ, vỏ thân, vỏ quả, vỏ củ…), lá, hoa, quả, hạt, các bộ phận cơ thể động vật như: xương, da, thịt, mỡ, nội tạng, (thậm chí cả sừng, vây, móng, lông… của chúng), một số loại khoáng chất và tinh thể như hoàng thổ, thạch tín, băng phiến… để bào chế thành thuốc.
Người xưa thường nói, thuốc có dược tính, người có nhân phẩm. Các vị thuốc Đông y không căn cứ vào phân loại thực vật học để đặt tên, vậy những tên gọi ý nghĩa và thâm thúy đó được đặt như thế nào? Dưới đây là các cách đặt tên thuốc của người xưa.
Hãy đến phòng khám đông y của chúng tôi để mua thuốc đông y với các loại thảo dược đông y quý hiếm và để tư vấn chấm cứu và bắt mạch còn được chia sẽ cách chăm sóc sức khỏe
1. Đặt tên theo nơi sản xuất
Các loại thực vật đều có sự đối ứng với nơi sản xuất của chúng, cùng một loại cây nhưng sinh trưởng ở những vùng đất khác nhau, đặc tính cũng sẽ thay đổi, ví dụ “Cây quýt sinh trưởng và trồng ở Hoài Nam thì là quýt, nhưng sinh trưởng ở Hoài Bắc thì chỉ là cây quất”. Nơi sản xuất của dược liệu cũng liên quan tới dược tính của nó, bởi vậy có nhiều vị thuốc Đông Y được đặt tên theo nơi sản xuất. Ví dụ: Xuyên khung, Xuyên bồi, Xuyên ô, Xuyên luyện tử (Tức những dược liệu này sản xuất ở Tứ Xuyên), Phòng đảng (Tức Đảng sâm sản xuất ở huyện Phòng)
Xem Thêm: Top 6 điều sai lầm thường mắc phải trong việc bồi bổ thận
2. Đặt tên theo mùa sinh trưởng
Thực tế dược tính của các loại vị thuốc có liên quan tới thời gian và mùa thu hoạch. Ví dụ, Hạ cô thảo được đặt tên như vậy bởi từ ngày Hạ Chí cây mới bắt đầu khô héo và thu hoạch được. Bán hạ là vị thuốc thường chín vào giữa tháng 5 âm lịch, khi này mới vừa vào giữa mùa hạ bởi vậy nó được đặt tên là Bán hạ. Đông trùng hạ thảo, được đặt tên như vậy bởi vào mùa đông nó côn trùng, mùa hạ nó là một loại cậy và được thu hoạch vào mùa hạ.
3. Đặt tên theo hình thái
Có rất nhiều tên thuốc được đặt tên căn cứ vào hình tượng của chúng. Ví dụ, Thái tử sâm được đặt tên như vậy bởi phần gốc của nó giống hình dáng một em bé mập mạp; Ngưu tất được đặt tên như vậy bởi phần thân cây của thuốc phình to giống như cân và đầu gối của con trâu; Cẩu xích lại bởi do có phần lông mềm mại màu vàng kim như sống lưng của con chó mà được tên như vậy;…
Trong Đông y có nhiều ví dụ về sự giống nhau tương tự của các vị dược thảo với tác dụng của nó. Ví dụ Liên tâm có thể thanh tâm hỏa, Cúc hoa có thể sáng mắt, và hình dáng của nó cũng gần giống với hình ảnh của đôi mắt; Khổ qua có thể thanh vị hỏa, hình dáng giống như dạ dày. Hình thái của các loại thuốc tương đồng như một bộ phận nào đó kỳ thực là có mối liên hệ nội tại. Có sự liên hệ này là bởi chúng đều là sinh mệnh, hơn nữa còn tương thông với thân thể người.
4. Đặt tên theo màu sắc
Có không ít màu sắc của vị thuốc Đông y trở thành tiêu chí nổi bật của chính nó và được dùng để đặt tên. Ví dụ, màu đỏ thì có các vị thuốc Hồng hoa, Xích thược, Chu sa, Huyết kiệt, Đan sâm…; màu vàng thì có Đại hoàng, Hoàng liên, Hoàng Cầm, Hoàng Kỳ, Hoàng bá..; màu trắng thì có Bạch chỉ, Bạch cập, Bạch vi, Bạch truật…; màu xanh thì có Thanh bì, Thanh đại, Thanh khao; màu đen thì có Huyền sâm, Hắc táo…
5. Đặt tên theo khí vị của thuốc
Các vị thuốc Đông y có các loại khí vị khác nhau bao gồm ngọt, chua, đắng, cay, mặn. Đôi khi người xưa còn căn cứ theo mùi và vị độc đáo của thuốc để đặt tên. Ví dụ các vị thuốc có mùi thơm đậm như Mộc hương, Hoắc hương, Hồi hương, Đinh hương, Xạ hương, Trầm hương…; Vị ngọt gồm có Cam thảo; vị cay có Tế tân, Ngũ vị tử…
6. Căn cứ vào bộ phận dùng làm thuốc để đặt tên
Các bộ phận của một loại dược thảo có công hiệu khác nhau với các loại bệnh khác nhau. Và có những vị thuốc được đặt tên dựa vào bộ phận dùng làm thuốc của chúng. Ví dụ: Ma hoàng căn, Cát căn, Sơn đậu căn, Bạch mao căn, Hạnh nhân, Đào nhân, Nguyệt quý hoa, Kê quan hoa, Kim ngân hoa, Dương kim hoa, Tang chi, Chi tử…
7. Căn cứ vào công dụng để đặt tên
Có một vài vị thuốc đặc biệt có hiệu quả rõ rệt với một loại bệnh nào đó, vậy là nó được đặt tên căn cứ theo tác dụng. Ví dụ: Ích mẫu thảo, là vị thuốc có thể trị liệu các loại bệnh về sản phụ khoa; Tục đoạn, Cốt toái bổ có thể bổ Thận, khỏe gân cốt, hỗ trợ hiệu quả giúp nhanh liền xương; Thạch quyết minh, Quyết minh tử có thể sáng mắt; Phòng phong có thể loại bỏ phong tà, là thuốc trị phong hàn và cảm mạo quan trọng.
8. Căn cứ theo âm phiên dịch đặt tên
Có một số loại dược thảo không thể sản xuất trong nước mà phải nhập khẩu, tên của chúng sẽ được đặt theo phiên âm khi dịch thuật. Vị thuốc Tất bạt của Ấn Độ là một ví dụ.
9. Đặt tên thuốc theo 12 con giáp
Tên của 12 con giáp cũng được đặt đối ứng với tên các loại thuốc, ví dụ: Thừ niêm tử, Hổ trượng, Thỏ ty tử, Long cốt, Xà sàng tử, Mã bột, Dương hoắc, Hầu táo, Kê huyết đằng, Cẩu tích, Trư nha tạo.
10. Đặt tên theo người phát hiện
Ví dụ Lưu kỳ nô: Tên cúng cơm của Tướng Quân Lưu Dụ, tức Vua Tống Cao Tổ
Trong một cuộc hành quân, Lưu Dụ là người đầu tiên đã phát hiện ra một loại thảo dược nhỏ vô danh có tác dụng làm tiêu tan ứ huyết, thông kinh, liền vết thương, xẹp chỗ sưng mưng mủ, làm hẹp miệng vết thương, vết bỏng, vết thương bị đánh đập, bị gươm dao đâm chém vô cùng hiệu quả nên lấy tên “Kỳ Nô” là tên cúng cơm của ông để đặt tên cho loại thuốc này.
Leave a Reply