Phương pháp dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe hàng ngày cho giáo viên
Thực phẩm chống bụi có nghĩa là thực phẩm có thể khởi tác dụng chống lại sự nguy hại của bụi. Giáo viên trong chế độ ăn uống hàng ngày, nên được bổ sung nhiều cà rốt, đu đủ, bí ngô, bông cải xanh, rau bina, quả xuân đào và quả mơ… Bởi vì các loại thực phẩm trên chứa lượng beta-carotene tương đối nhiều. Beta-carotene là một chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa sự phát tác của bệnh phổi dị ứng.
Do tính chất nhiệm vụ đặc thù của công việc, nghề giáo phải đứng để giảng bài mỗi ngày và như vậy bệnh nghề nghiệp là không thể tránh khỏi. Để có một cơ thể tốt hơn, người giáo viên nhất định cần hiểu được các biện pháp bảo vệ sức khỏe thường nhật.
Vậy thì, kiến thức dưỡng sinh đối với giáo viên bao gồm những gì?
1. Ăn nhiều hơn các thực phẩm thanh nhiệt giải độc, bảo vệ hầu họng
Cố gắng ăn ít thực phẩm có tính kích thích như ớt, tỏi… Kiêng ăn thực phẩm chiên rán, rang, nướng, rượu và thuốc lá. Đồng thời, có những biện pháp bảo vệ hầu họng của bản thân như không nói liên tục và quá nhiều đề phòng khản giọng.
Lựa chọn dùng nhiều hơn các rau củ trái cây thanh nhiệt giải độc, như bí ngô, mướp, cần tây, củ sen, oliu, lê, ô mai, tâm sen… Bình thường nên uống nhiều trà hãm từ thuốc đông dược như: Bàng đại hải (Lười ươi) có tác dụng giải độc, nhuận phế, lợi hầu họng, giải độc.
Hãy đến phòng khám đông y của chúng tôi để mua thuốc đông y với các loại thảo dược đông y quý hiếm và để tư vấn chấm cứu và bắt mạch còn được chia sẽ cách chăm sóc sức khỏe
Cách dùng: Mỗi lần cho 3-5 quả Lười ươi, có thể dùng nước sôi hãm uống thay trà; trà Uy linh tiên 30g, rửa, dùng nước sôi nấu, chắt nước giữ ấm uống thay trà, có thể tiêu đàm tan kết.
2. Bổ sung thực phẩm chống bụi thích hợp
Thực phẩm chống bụi có nghĩa là thực phẩm có thể khởi tác dụng chống lại sự nguy hại của bụi. Giáo viên trong chế độ ăn uống hàng ngày, nên được bổ sung nhiều cà rốt, đu đủ, bí ngô, bông cải xanh, rau bina, quả xuân đào và quả mơ… Bởi vì các loại thực phẩm trên chứa lượng beta-carotene tương đối nhiều. Beta-carotene là một chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa sự phát tác của bệnh phổi dị ứng.
Xem Thêm: Top 6 thực phẩm tốt cho người bị bệnh viêm amidan
Bên cạnh đó, có thể dùng nhiều thực phẩm thải bụi như mộc nhĩ đen và tiết lợn, hai loại thực phẩm này có thể thanh lý quét sạch bụi bẩn ở đường ruột và dạ dày, từ đó tránh được nguy hại cho đường tiêu hóa.
3. Bổ sung thích hợp các loại thực phẩm có chứa axit amin và chất béo
Giáo viên là nghề sử dụng chất xám, mà đặc thù của nó có thể tiêu hao một lượng lớn năng lượng. Do đó, để đảm bảo tinh thần minh mẫn và giúp kỹ năng tư duy được cải thiện, giáo viên cần bổ sung lượng thích hợp thực phẩm giàu axit amin như cá, sữa và các loại thực phẩm protein khác…
Các loại thực phẩm có chứa phospholipid lecithin có thể tăng cường chức năng hoạt động của đại não cho giáo viên, cải thiện hiệu quả công việc. Thông thường mỗi ngày nên bổ sung trên 10g lecithin. Thực phẩm thứ yếu có chứa lecithin là lòng đỏ trứng, đậu nành, cà rốt, cá và thịt.
4. Ăn nhiều thực phẩm chống mệt mỏi
Giáo viên thường ngày nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C từ hoa quả, rau củ và các thực phẩm họ đậu… Đồng thời, các loại canh sâm, canh ba ba, cho tới bài canh Đại táo, Mạch đông, Long nhãn…, cũng đều có tác dụng tiêu trừ mệt mỏi.
5. Ăn nhiều thực phẩm dưỡng mắt
Để tránh suy giảm thị lực, ngoài việc bảo vệ mắt ở khoảng cách chuẩn xác, cần ăn nhiều thực phẩm có tác dụng dưỡng Can như gân móng dê, gan dê, cà rốt, rau bina, A giao, gà ác, tang thầm (quả dâu tằm), ba ba, mộc nhĩ đen…
Biện pháp để giáo viên tránh xa bệnh nghề nghiệp
1. Viêm họng: Bảo vệ họng + súc miệng bằng nước muối
Về viêm họng mãn, ho mãn tính, viêm phế quản…, giáo viên nên lưu ý vấn đề tần suất nói.
Ví như: Khi giảng bài có thể ngậm vài viên kẹo thuốc, đồng thời dùng nước ấm làm nhuận họng. Trước khi viết bảng, bạn có thể nhúng phấn làm ẩm chút rồi mới viết, bảng cũng có thể dùng khăn lau ẩm để lau. Giữa các tiết học tốt nhất há miệng để nghỉ ngơi, để tăng cường âm thanh giọng nói của bạn.
Bạn có thể thường xuyên uống trà xanh, trà hoa cúc hoặc trà Lười ươi, thường dùng nước muối súc miệng, đều có thể hỗ trợ giảm thiểu khả năng phát bệnh viêm. Trong chế độ ăn uống, kỵ nhất các loại thực phẩm có tính kích ứng tương đối mạnh, cho tới sô-cô-la… các thực phẩm chứa lượng đường quá cao. Nên nạp vào thực phẩm thanh phế dưỡng âm, hóa đàm tan kết như củ cải, mướp, lê….
2. Mỏi mắt: Nhìn xa + chớp, uống nhiều nước để phòng mỏi mắt do nhìn lâu
Khô mắt, trước tiên cần lưu ý uống nhiều nước, chớp nháy mắt nhiều, duy trì độ ẩm cho mắt. Thứ hai, khi làm việc trước máy tính để chuẩn bị bài, chữa bài tập, tốt nhất không nên duy trì kéo dài liên tục quá 1 giờ đồng hồ, khoảng giữa có thể đứng lên đi lại, nhìn xa bốn hướng.
3. Bệnh đốt sống cổ thắt lưng: Giãn nở ngực + quay thắt lưng
Bệnh đốt sống cổ – thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, nếu mà không được chú trọng, theo thời gian sẽ phát triển thành viêm khớp do thoái hóa đốt sống cổ, kiến nghị giáo viên sau khi làm việc khoảng 1 giờ, sẽ dừng lại đi lại vận động giãn nở lồng ngực 3 – 5 phút, còn phải quay eo, duỗi tay, vận động nhãn cầu.
Tất nhiên, nếu bạn có thể tập thể dục có dưỡng khí ngoài trời hơn 1 giờ mỗi ngày, chẳng hạn như chạy bộ, đi xe đạp… thì càng tốt, luyện tập Thái Cực Quyền và Yoga cũng không tệ. Nếu thương tổn đã rất nghiêm trọng, có thể đắp ủ nóng phần bị đau, nhưng điều trị y tế tích cực vẫn là vật lý trị liệu, thông qua châm cứu thư thông kinh mạch, cải thiện tuần hoàn huyết dịch cục bộ… đều là phương pháp tốt để đạt được mục đích trị liệu.
Leave a Reply