Thực phẩm bổ thận kiện tì vị vào mùa đông, chống lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch
Cách ăn: Mỗi ngày một củ khoảng bằng lòng bàn tay, nhưng những người dạ dày yếu chỉ nên ăn một nửa củ để tránh đầy hơi. Ngoài ra còn có thể nấu chè khoai lang gừng để bổ máu, gọt vỏ gắt khúc một củ khoai lang, thêm 4 lát gừng vào 750 c.c nước, nấu đến khi khoai mềm, cho vào một ít đường nâu là có thể ăn được.
Trong lý luận Đông Y, mùa đông là mùa bổ thận, là mùa mà trao đổi chất kém đi, dương khí không đủ, bổ thận khí có thể nâng cao khả năng miễn dịch để không dễ bị mệt cũng như cảm cúm, mà hạt óc chó, khoai lang, thịt vịt, củ mài và dâu rừng khô, v.v, có công dụng bổ thận khí, kết hợp cùng gừng, mật ong, sữa và kỉ tử để nấu thành chè hoặc các món ăn sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hòa tì vị.
Trong Đông y, thận không chỉ là một cơ quan mà còn bao gồm cả hệ thống miễn dịch, sinh sản và kiểm soát thần kinh, nếu điều hòa tốt, ngũ tạng duy trì được toàn bộ chức năng, cơ thể sẽ có thể thích nghi với sự thay đổi khí hậu vào mùa đông, sẽ không dễ mắc bệnh. Ngoài ra, vào mùa đông nên ít thức khuya, nghỉ ngơi nhiều để giữ tinh khí trong cơ thể, tránh tiêu hao năng lượng quá mức, đồng thời dưỡng sức khỏe bằng cách ăn uống nhằm bổ thận khí, khi mùa xuân đến cũng sẽ không dễ bị cảm cúm, dị ứng do đổi mùa.
Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp bổ thận vào mùa đông, mời bạn cùng tham khảo.
Hạt óc chó tráng thận bổ não
Công dụng: hạt óc chó có tác dụng nuôi dưỡng, ngoài bổ thận khí, hạt óc chó còn có thể chống lão hóa não bộ, tăng cường trí nhớ.
Cách ăn: người lớn mỗi ngày ăn 5 – 10 hạt óc chó, trẻ em ăn 3 hạt hoặc ngâm 5 muỗng cà phê bột óc chó cùng 3 muỗng cà phê bột mè đen trong 350 c.c nước nóng và thêm một ít mật ong, khuyến nghị mỗi buổi sáng nên uống một ly.
Bạn có người nhà bị bệnh tiểu đường, bệnh trầm cảm mà không biết cách chăm sóc sao cho đúng hay để chúng tôi trang bị cho bạn các kiến thức cần thiết như cách xử lý khi bị đau dạ dày, huyết áp cao
Khoai lang chống lão hóa, bảo vệ tim
Chức năng: Khoai lang có chứa mucin, có thể bảo vệ tim mạch, chống xơ vữa động mạch cũng như có thể chống lão hóa, chữa táo bón.
Cách ăn: Mỗi ngày một củ khoảng bằng lòng bàn tay, nhưng những người dạ dày yếu chỉ nên ăn một nửa củ để tránh đầy hơi. Ngoài ra còn có thể nấu chè khoai lang gừng để bổ máu, gọt vỏ gắt khúc một củ khoai lang, thêm 4 lát gừng vào 750 c.c nước, nấu đến khi khoai mềm, cho vào một ít đường nâu là có thể ăn được.
Xem Thêm: Top 6 lợi ích tuyệt vời của củ cải đối với sức khỏe
Thịt vịt sinh âm giải nhiệt
Chức năng: Thịt vịt tính mát, có thể điều hòa âm của ngũ tạng, có công dụng bổ hư, thanh nhiệt, kiện tỳ… cũng như có thể cải thiện vấn đề khô miệng, táo bón…
Người bệnh tì vị hư hàn hoặc bệnh dạ dày mãn tính không nên chỉ ăn thịt vịt không, khuyến nghị nên kết hợp cùng các loại dược liệu có tính ấm nóng như kỉ tử. Nấu 1 cái chân vịt với 10 g quế, 20 gam kỉ tử và 10 quả táo tàu bỏ hạt, thêm nước đến khi ngập chân vịt, nấu chín là có thể ăn được, mỗi tuần nên dùng 1 lần.
Củ mài chăm sóc dạ dày, giảm mỡ
Chức năng: Củ mài có thể kiện tì và thận, làm mạnh gân cốt và bổ trung ích khí, chất mucin, vitamin nhóm B… có trong củ mài có công dụng duy trì tính đàn hồi của mạch máu, giảm mỡ máu và bảo vệ tế bào gan thận.
Cách ăn: Gọt vỏ ¼ củ mài, cắt lát rồi cho vào máy xay, sau đó thêm 500 c.c sữa và một ít mật ong và xay thành sữa củ mài, mỗi ngày uống một ly và có thể dùng trước bữa ăn. Chất nhầy của củ mài và sữa có thể bảo vệ thành dạ dày và đường ruột, mật ong thì có chức năng nhuận tràng, có lợi cho đại tiện.
Dâu rừng khô bổ máu an thần
Chức năng: Dâu rừng thuộc họ dâu, có thể bổ gan ích thận, bổ máu và an thần, rất thích hợp cho những người thiếu máu, mất ngủ cũng như hỗ trợ kiểm soát cao huyết áp.
Cách ăn: Cho 50 gam dâu rừng khô vào nồi, thêm 700 c.c nước, nấu lửa lớn rồi chuyển sang lửa nhỏ nấu khoảng 30 phút, thêm 3 muỗng cà phê đường mạch nha và nước ép dâu rừng để gia giảm vị chua ngọt, có thể uống sau khi để lạnh. Enzyme trong đường mạch nha có thể thúc đẩy trao đổi chất của dạ dày, cải thiện tiêu hóa.
Củ cải trắng thích hợp ăn vào mùa đông
Vào mùa đông ăn đồ mát vừa phải có thể tăng dương khí, củ cải trắng có tính mát, chứa các thành phần như vitamin C và chất xơ, có thể chăm sóc dạ dày, làm tan đờm và phòng cảm cúm, cho vào các vị thuốc hoặc nấu thành canh cũng rất tốt.
Leave a Reply